Tại Next Smarter, chúng tôi đầu tư hàng trăm công cụ trả phí (còn công cụ miễn phí thì gấp vài lần nữa) để thực hiện hai mục đích:
- Áp dụng tự động hóa, tối ưu… cho chính công việc marketing, quản lý nội bộ
- Liên tục thử nghiệm các công cụ mới, áp dụng chiến lược mới để xây dựng & tích lũy know-how
Thành thực mà nói, công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc:
- Chi phí mua / thuê sử dụng công cụ
- Dành thời gian để master
- Xây dựng use-case để áp dụng
- Thử nghiệm
- Đánh giá & tối ưu
Một doanh nghiệp đang vận hành ổn định sẽ ít dám thử nghiệm các công cụ mới, chiến lược mới…
Hiểu được vấn đề này, chúng tôi quyết định chia sẻ danh sách các công cụ, know-how đã tích lũy để các doanh nghiệp tham khảo trước khi quyết định đầu tư.
Lưu ý:
- Tất cả các công cụ, dịch vụ, khóa học được giới thiệu tại đây đều được chúng tôi trực tiếp sử dụng thực tế
- Bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu miễn phí
- Ngoài ra, đây là danh sách liên tục cập nhật nên bạn hãy thường xuyên truy cập nhé 🙂
Ranktracker - Công cụ nghiên cứu & theo dõi thứ hạng từ khóa

Có thể bạn không tin, nhưng ngày nay bất cứ ai kinh doanh đều cần tới công cụ nghiên cứu từ khóa.
Bởi vì, thông qua số lượng tìm kiếm một truy vấn, bạn có thể nắm được sơ bộ nhu cầu thị trường.
Còn những ai chạy quảng cáo hay triển khai các dự án SEO, thì công cụ này đương nhiên là bắt buộc. Nó giúp cho đơn vị triển khai marketing nắm được độ khó của từ khóa, mức độ cạnh tranh, sự biến động thứ hạng.
Về công cụ từ khóa, top đầu thị trường hiện nay phải kể đến là:
- Ahrefs
- Semrush
- Moz
Nhưng nếu ngân sách chưa cho phép, bạn có thể cân nhắc các công cụ khác. Trong đó Ranktracker là một lựa chọn khá tốt.

Bên mình nhận thấy có các ưu điểm chính sau:
- Chi phí hợp lý, đa phần các công ty có thể chi trả
- Dễ sử dụng
- Dữ liệu đủ dùng cho các mục đích phổ biến: số lượng tìm kiếm, độ khó từ khóa, độ cạnh tranh quảng cáo, theo dõi thứ hạng theo ngày, theo dõi backlink…
Tự động hóa với MAKE (Integromat)

Bạn đang sử dụng rất nhiều công cụ như Gmail, Slack để trao đổi nhóm, Trello để giao việc, ConvertKit để gửi email….? Vậy nếu có một nền tảng có thể giúp các ứng dụng này “nói chuyện” được với nhau thì bạn có thấy hứng thú?
Vài ví dụ đơn giản như:
- Check nguồn RSS khi có bài viết mới tự động đăng lên Facebook fan page
- Khi có email từ khách hàng, tự động thông báo đến nhóm chat Slack, đồng thời tạo công việc mới tại Trello
- Nếu email có file gửi kèm, tự động lưu các tài liệu lên DropBox hoặc Google Drive.
- Khi có user điền form, tự động tạo Account mới vào hệ thống CRM
Thực tế, MAKE có thể làm các luồng xử lý phức tạp hơn các ví dụ trên rất nhiều, kết nối nhiều app với các điều kiện rẽ nhánh, xử lý dữ liệu…
Nếu muốn tự động hóa hoạt động marketing, sales, chăm sóc khách hàng, fullfillment… bạn cần tìm hiểu về nền tảng tự động hóa tuyệt vời này ngay hôm nay.
Marquiz - Cỗ máy thu Lead (chỉ mất 10 phút khởi tạo)
Công cụ tạo quiz online nhanh chóng & đẹp mắt và rất chuyên nghiệp. Bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích: khảo sát, trắc nghiệm, form đặt hàng…
Dễ dàng tích hợp vào website, có thể hiển thị trong nội dung bài viết, popup.
Next Smarter từng áp dụng form này cho một khách hàng đang muốn tận dụng nguồn traffic tốt. Kết quả là chỉ vài ngày đã thu được 200+ đơn nhận ưu đãi khi mua sản phẩm (mỗi đơn giá trị khoảng 10 triệu đồng).

Hay ngay như với blog cá nhân về chủ đề quản lý dự án, tôi cũng có sử dụng để offer một bài test trắc nghiệm chỉ 10 câu miễn phí có sử dụng Marquiz. Rất nhiều độc giả vẫn đang đều đặn tham gia.
LadiPage - Tạo landing page chuyên nghiệp & dễ dàng

Nếu chạy quảng cáo mà bạn chưa sử dụng landing page thì chiến dịch của bạn còn rất nhiều cơ hội cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
LadiPage giúp thu về nhiều khách hàng hơn với hệ thống tính năng dành riêng cho tối ưu chuyển đổi và nền tảng thiết kế kéo thả đơn giản, mạnh mẽ.
Lunio - Giúp bảo vệ ngân sách Google Ads

Nếu thấy một trong các dấu hiệu sau, khả năng lớn bạn đang bị click tặc tấn công:
- Ngân sách quảng cáo đột nhiên hết nhanh bất thường
- Tỷ lệ chuyển đổi giảm rõ rệt
- Bounce rate tăng đột biến đối với nguồn traffic Google CPC (xem tại Google Analytics)
- Nhiều click không hợp lệ (xem thông số invalid click tại Google Ads)
Và công cụ Lunio (tiền thân là PPC Protect) ra đời để bảo vệ bạn trong những trường hợp này.
Hiện tại, mọi chiến dịch Quảng cáo Google tại Next Smarter và khách hàng đều sử dụng công cụ này.
RelayThat - Tạo hàng trăm banner đồng bộ chỉ với vài hình ảnh

Khi hiện diện online, bạn sẽ cần rất nhiều banner cho quảng cáo, website, mạng xã hội…
Việc thiết kế với số lượng nhiều, kích thước khác nhau nhưng vẫn phải giữ được tông màu, font chữ đồng bộ thật tốn nhiều công sức.
Một nhân viên thiết kế bình thường, 1 ngày chỉ có thể thực hiện 5-8 banner.
Nếu có một công cụ có thể tạo hàng trăm banner kích thước khác nhau, tông màu đồng bộ chỉ với vài hình ảnh: logo, ảnh nền, ảnh sản phẩm thì sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc phải không?
Đó chính là giá trị mà RelayThat mang lại.
NordVPN - Nghiên cứu trị trường, từ khóa & đối thủ ở bất kỳ đâu

Bạn ở Việt Nam nhưng kinh doanh toàn cầu? Hẳn bạn sẽ muốn biết đối thủ các quốc gia/khu vực đó đang triển khai các chiến dịch marketing gì, bid từ khóa nào…
NordVPN giúp bạn có thể “dịch chuyển” sang bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Ngoài việc bảo vệ bạn an toàn trên Internet, việc thay đổi địa chỉ IP giúp bạn khai thác được rất nhiều thông tin thị trường, đối thủ.
Fiverr - Dịch vụ thuê freelancer "miễn phí"
Sau này khi doanh nghiệp bạn phát triển, bạn có thể chi 7 tỷ để thay đổi logo (bo góc) giống Xiaomi đã làm. Còn khi đang non trẻ hay mới khởi nghiệp, đừng chi nhiều tiền cho những việc không tạo ra doanh thu và khách hàng.
Ý mình là không nhất thiết phải chi hàng chục triệu cho bộ nhận diện thương hiệu, khi mà thuê dịch vụ trên Fiverr chỉ với… 5$.
Ngoài ra còn rất nhiều việc mà các freelancer có thể hỗ trợ chúng ta với mức giá gần như miễn phí.
Lưu ý: Miễn phí không có nghĩa là không mất chi phí.
Giả sử bạn nhờ một người bạn giúp làm hộ việc gì đó (không lấy tiền), ít nhất cũng phải mời người đó 2-3 lần cafe để nhờ vả, trao đổi rồi nhận kết quả.
Chắc chắn chi phí đó cũng hơn 5$ hoặc 10$ rồi đúng không?
Đó cũng chính là chi phí mà Fiverr đang báo giá cho rất nhiều dịch vụ.
AZDIGI Hosing
Thành thực mà nói, hầu hết các công cụ mình sử dụng đều từ nước ngoài. Lý do không phải mình chê khả năng kỹ thuật của doanh nghiệp Việt, mà mình lo về dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chúng ta vẫn còn thua xa quốc tế về khoản này.
Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ 😉
Gần đây, mình đã quyết định chuyển một số website tiếng Việt về hosting trong nước.
Sau khi so sánh các đơn vị, mình quyết định chọn thử với AZDIGI. Cho đến hiện tại, quyết định này mình đánh giá vẫn rất đúng đắn.
Dưới đây là một vài kết quả test tốc độ cho gói AZ PRO 5.


Về phần dịch vụ, có những câu hỏi mình nhờ bên hỗ trợ lúc khuya nhưng vẫn nhận được phản hồi nhanh chóng.
Đặc biệt, người đứng sau AzDigi chính là Thạch Phạm, một “siêu nhân” nổi tiếng trong cộng đồng WordPress Việt Nam từ khá lâu.