Hầu như ai trong chúng ta hàng ngày cũng thường xuyên nhận được những cuộc gọi rất vô duyên, kiểu như:
“Xin lỗi có phải anh Nguyễn Văn A phải không ạ?“
“Uh, đúng rồi em“
“Bên em đang có chương trình ưu đãi dành cho khách hàng bla bla…“
Kết cục là đến trên 80% trường hợp dập máy, 20% còn lại sẽ từ chối khéo: “anh không quan tâm”, “anh đang bận lắm”…
Tại sao đó là cuộc gọi “vô duyên”?
- Người nghe không biết người gọi là ai?
- Tại sao họ phải lắng nghe?
Có tới 99% cuộc gọi cold call (khi không biết đối phương) kiểu này sẽ thất bại vì không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Điều này cũng đúng với email trực tiếp.
Điểm mấu chốt là thiếu sự kết nối
Vấn đề cũng quan trọng không kém là không coi người nghe là trung tâm.
Nếu bạn đang triển khai cold call hay direct email, phải thay đổi cách làm. Đừng chỉ giao nhân viên đi lùng sục danh bạ/mua xin email rồi gọi/gửi hàng loạt.
Công thức đúng cơ bản theo bước sau:
- Chào hỏi
- Tạo sự kết nối ngay lập tức (nhắc đến một điểm chung nào đó mà cả hai cùng có, như việc cùng tham gia một sự kiện, cùng trong nhóm FB…)
- Xin phép về thời gian (xin vài phút trao đổi, được sự đồng ý mới trình bày)
- Nêu hoặc hỏi về vấn đề của khách hàng, đề xuất nhanh giải pháp (đừng chỉ trình bày về bản thân, công ty, hãy đứng về phía khách hàng)
- Chốt cuộc hẹn để tư vấn & bán hàng
Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu một công cụ tuyệt vời giúp bạn có cái cớ rất hợp lý để tạo sự kết nối đó 😉
Công cụ này có thể làm gì?
a) Bạn sẽ biết được công ty nào xem website doanh nghiệp mình
Từ đó bạn dễ dàng có được sự kết nối khi triển khai telesales/direct email như đề cập phần trên.
“Được biết công ty bên anh đã xem website bên em để tìm hiểu về các sản phẩm & dịch vụ ABC…“

Hình ảnh thực tế với website của Next Smarter
b) Bạn biết được chính xác họ truy cập các trang nào

Hình ảnh khách hàng truy cập thực tế website của Next Smarter
Từ đó bạn sẽ phán đoán được họ quan tâm đến sản phẩm nào, dịch vụ gì để đề cập.
c) Bạn còn biết được thông tin một vài cá nhân

Hình ảnh thực tế của Next Smarter
Đó có thể là những người bạn sẽ chủ động tiếp cận. Hoặc cũng có thể liên hệ thẳng tới công ty, chọn cách nào là tuỳ bạn.
Quan trọng vẫn chỉ là 2 điểm mà tôi muốn nhắc lại:
- Sự kết nối
- Tập trung vào vấn đề khách hàng
Tích hợp công cụ này vào website có khó không?
Không hề, thậm chí là rất dễ dàng.
Sau khi đăng ký tài khoản, bạn chỉ cần copy một đoạn mã theo dõi (giống như mã Google, Facebook vậy) vào website của bạn là xong.
Mọi việc còn lại là công cụ lo, bạn chỉ cần đăng nhập hệ thống (giống các hình trên) để xem khách hàng tiềm năng là ai thôi 🙂
Tôi muốn đăng ký thì làm thế nào?
[Cập nhật T8/2022] Rất tiếc hiện tại công cụ này đã dừng đăng ký mới. Chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm công cụ thay thế và giới thiệu tới quý độc giả sau.
Lời kết
Trong mọi công việc chúng tôi luôn luôn tìm kiếm xem có công cụ gì hỗ trợ nâng cao hiệu quả tối đa không.
Thời điểm hiện tại, chúng tôi đang sử dụng trên 50 công cụ trả phí định kỳ trong hầu hết công việc: từ quản lý dự án, marketing, hỗ trợ content marketing, SEO….và chúng tôi thấy thực sự an tâm về tiến độ & chất lượng.
Đó có lẽ là lý do mà chúng tôi sẽ chia sẻ thường xuyên hơn nữa chính những công cụ mà chúng tôi đang áp dụng trong công việc để mọi người cùng biết đến và khai thác.
Chúc bạn thành công!

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.