Trong thời đại bùng nổ internet, kinh doanh dịch chuyển lên online thì việc sở hữu một trang web cũng giống như là chứng mình nhân dân (với cá nhân) hay giấy đăng ký kinh doanh (với doanh nghiệp) vậy. Trước khi bạn mong bán được hàng, bạn cần cung cấp cho khách hàng tiềm năng đầy đủ thông tin để họ “kiểm tra” trước. Và đó là lý do Next Smarter tạo bài viết hướng dẫn tạo website WordPress nhằm giúp bạn tự triển khai website cho cá nhân hay doanh nghiệp.
WordPress là gì?
Hiểu một cách đơn giản, WordPress là một nền tảng quản trị nội dung mã nguồn mở (CMS – Content Management System) mà thay vì lập trình toàn bộ website từ đầu, Bạn có thể cài đặt WordPress để tạo thành 1 trang web với nhiều tính năng có sẵn:
- Giao diện cơ bản
- Navigation (thanh điều hướng)
- Chức năng blog
- Chức năng tạo trang (như trang giới thiệu, liên hệ…)
WordPress có một cộng đồng các nhà phát triển (developers) vô cùng đông đảo trên thế giới, chủ yếu tập trung vào 2 mảng:
- Theme: giao diện website
- Plugins: chức năng mở rộng (cơ chế là cài plugin vào website là sử dụng được)
Dưới đây là các thông số liên quan tới WordPress:
- WordPress được sử dụng phổ biến nhất với các doanh nghiệp
- Tại Mỹ, cứ 100 tên miền đăng ký thì 22 tên miền được sử dụng cho website WordPress
- Từ khoá liên quan tới WordPress đạt tới 37 triệu lượt tìm kiếm hàng tháng
- Chỉ tính riêng năm 2014, theme WordPress được tải từ WordPress.org đạt trên 123 triệu lượt
Trừ khi bạn có nhu cầu phát triển một website vô cùng đặc thù cho doanh nghiệp cụ thể, hầu hết mọi trường hợp đều có thể sử dụng WordPress + Theme + Plugins.
Tại sao lại chọn WordPress?
Theo các chuyên gia, có ít nhất 6 lý do bạn nên sử dụng WordPress:
- Nó miễn phí (mã nguồn mở)
- Dễ sử dụng, dễ học
- Khả năng mở rộng không hạn chế thông qua theme, plugin
- WordPress khá thân thiện với bộ máy tìm kiếm như Google
- Dễ quản lý
- Có thể xử lý được với nhiều loại dữ liệu: text, hình ảnh, video, audio, files…
Điều kiện cần: Tên miền & Hosting
Trước khi có thể tạo website, Bạn cần có tên miền và một tài khoản hosting.
Trong bài viết Tìm Hiểu Kinh Doanh Online, chúng tôi có so sánh tên miền giống như địa chỉ cụ thể trên bản đồ, còn hosting giống như cửa hàng vậy.
Nếu chưa có, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để mua ngay nhé.
Hướng Dẫn Mua Tên Miền NameCheap
Hướng Dẫn Đăng Ký Mua Hosting StableHost
Hướng dẫn tạo website WordPress
LIÊN QUAN:
Chúc Bạn thành công!

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.