Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi (CRO – Conversion Rate Optimization) là công việc đặc biệt quan trọng của bất kỳ ai đang kinh doanh online. Lý do vì nó:
- Tác động lớn đến kết quả kinh doanh
- Tác động trực tiếp và gần như ngay lập tức
- Giúp tối đa hoá lợi nhuận (tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí)
Để dễ hình dung, xin giới thiệu tới Bạn một ví dụ thực tế kinh điển.
Từ một form đăng ký họ chuyển đổi thành button giúp đơn giản hoá quá trình mua hàng. Chỉ nhờ một thay đổi nhỏ này mà doanh thu tăng thêm tới 300 triệu dollar.
Đây là một công việc CRO.
Bạn có thể xem nội dung case study chi tiết tại bài viết The $300 Million Button.
CRO là gì và quy trình 5 bước triển khai
Giả sử website bán hàng của Bạn đang có tỷ lệ chuyển đổi 1%. Tức là trung bình cứ 100 người truy cập thì có 1 đơn hàng.
Để tăng doanh thu gấp đôi, Bạn sẽ có 2 cách:
- Tăng lượng truy cập lên gấp đôi. Ví dụ từ 100 lên 200.
- Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi lên 2%.
Theo Bạn cách nào hiệu quả hơn?

Nếu so sánh với một cái phễu bị thủng, tỷ lệ 1% tức là với 100 phần nước thì tới 99 phần lãng phí bị chảy ra ngoài. Như vậy đối với 2 cách ở trên thì:
- Cách 1 chính là đổ thêm nhiều nước
- Cách 2 là vá các chỗ thủng ở phễu để ít bị dò nước hơn.
Chắc không cần phải giải thích. Rõ ràng cách 2 hiệu quả hơn rất nhiều, tính cả ngắn hạn và dài hạn.
Với cách này, chúng ta không phải mất tiền mua thêm nước (chính là traffic trong marketing, kèm theo nó là chi phí quảng cáo, SEO…)
Đó là lý do mà tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi là công việc quan trọng.
Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi là chuỗi công việc liên tục bao gồm:
- Đo đạc tỷ lệ chuyển đổi
- Đánh giá khoanh vùng phạm vi tối ưu
- Đưa ra giả định kết quả sẽ tốt hơn
- Thực hiện thiết kế, điều chỉnh
- Kiểm thử để đánh giá lại các giả định
Tiếp theo là chi tiết các bước triển khai.

Bài viết liên quan:

Conversion Rate Là Gì, Lý Do Cần Phải Theo Dõi Và Tối Ưu
Conversion rate là gì, có quan trọng không mà sao ai cũng quan tâm? Nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh như thế nào? Xem ngay!
Bước 1: Đo đạc
Trước khi thực hiện công việc CRO, điều đầu tiên chúng ta phải có dữ liệu về tỷ lệ chuyển đổi.
Để làm điều này, việc cần làm là thiết lập theo dõi chuyển đổi.
Bài viết liên quan:

Cài Đặt Chuyển Đổi Bằng Google Tag Manager – Cầm Tay Chỉ Việc
Cài đặt chuyển đổi bằng Google Tag Manager thật dễ. Theo dõi chuyển đổi cuộc gọi, đơn hàng trên Google Ads và Google Analytics. Từng bước hướng dẫn trực quan.
Bước 2: Đánh giá
Tại mỗi thời điểm, có thể Bạn đồng thời triển khai nhiều chiến dịch digital marketing: SEO, Google Ads, Facebook Ads, YouTube Ads…
Hãy lập bảng tổng hợp toàn bộ các chiến dịch kèm thông tin tỷ lệ chuyển đổi.
Lưu ý: Hầu hết nội dung Bạn có thể lấy từ báo cáo Google Analytics.
Sau đó, tuỳ điều kiện, độ ưu tiên mà khoanh vùng các chiến dịch cần tối ưu.
Ví dụ như chọn ra:
- Top 3-5 chiến dịch kém hiệu quả nhất
- Top 3 chiến dịch ngốn ngân sách nhiều nhất
- Tối ưu các chiến dịch đang mang lại doanh thu cao nhất
Bước 3: Đưa ra giả định (Hypothesis)
Sau khi chọn được đối tượng để thực hiện, bước tiếp theo là tập hợp và phân tích toàn bộ dữ liệu liên quan để tìm ra nguyên nhân. Từ đó đưa ra các giả định tối ưu.
Các phương pháp có thể thực hiện:
- Phân tích dữ liệu tìm điểm bất thường
- Brainstorming nội bộ công ty để tìm ra các ý tưởng
- Nhờ chuyên gia review
- Tham khảo các bài học cũ của doanh nghiệp, các dữ liệu đã từng thu thập được
- Các bản khảo sát khách hàng (nếu có)
- Các công cụ hỗ trợ như heatmap
- Rà soát đáp ứng theo các tiêu chuẩn chung như hỗ trợ di động, dễ sử dụng, dễ thao tác
Lưu ý giai đoạn này chỉ là giả định. Việc quyết định giả định này đúng hay sai phải dựa vào dữ liệu test so sánh (AB Test).
Bước 4: Thực hiện
Thực hiện để triển khai các giả định đã đưa ra. Các hành động có thể phải thực hiện là:
- Thay đổi nội dung quảng cáo
- Thay đổi layout trang landing page
- Thiết kế lại các hình ảnh, banner
- Thay đổi chiến thuật giá thầu
- …
Lưu ý quan trọng: Vì là thực hiện các giả định, nên Bạn không được bỏ các nội dung cũ. Thay vào đó, Bạn tạo thêm một phiên bản mới cho các giả định.
Bước 5: Kiểm thử
Đây là bước đưa phiên bản thử nghiệm lên môi trường thật, nhưng vẫn giữ phiên bản cũ.
Đây là kỹ thuật AB test, nghĩa là có 2 phiên bản chạy song song. Dựa vào kết quả thu thập được sau một thời gian, phiên bản nào có kết quả tốt hơn sẽ được chọn.
Các chiến thuật hiệu quả & công cụ hỗ trợ
Sử dụng landing page

Landing page được dùng khi muốn người dùng thực hiện 1 và chỉ 1 hành động mục tiêu như điền form, gọi điện, gọi Zalo hay đặt lịch hẹn.
Đặc biệt khi chạy quảng cáo, bạn sẽ không muốn điều hướng người dùng về trang chủ mà thay vào đó là dùng landing page.
Bởi khi về trang chủ, người dùng có quá nhiều lựa chọn: sang trang khác qua hệ thống menu, gọi điện, điền form, chỉ dẫn đường, like fan page….
Và cách an toàn nhất là họ sẽ chọn không làm gì cả.
Muốn tạo landing page phải làm thế nào?
Bạn sẽ cần phải có công cụ landing page builder.
Tại Việt Nam, cộng đồng startup, doanh nghiệp, marketer chuyên nghiệp đều sử dụng LadiPage cho toàn bộ chiến dịch quảng cáo Google, Facebook, Zalo…
Sử dụng khó không, có cần phải biết lập trình?
Nếu biết kéo thả, bạn có thể sử dụng.
Đối tượng chính của LadiPage không phải là lập trình viên mà là marketer, những người không biết về lập trình, nên bạn hoàn toàn yên tâm.
LadiPage có hệ thống thư viện mẫu đẹp, đa ngành nghề và đã tối ưu chuyển đổi khá tốt. Việc bạn cần làm là chọn một mẫu phù hợp, thay nội dung rồi tinh chỉnh, gán tên miền là hoàn tất.
Sau khi hoàn tất đăng ký tài khoản LadiPage theo link trên, bạn hãy liên hệ Next Smarter để nhận quà tặng: Landing Page Checklist

Bạn sẽ cần thuộc nằm lòng các tiêu chí có trong checklist này để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Chặn click ảo (Click Fraud) vào quảng cáo Google

Lợi ích khi quảng cáo trên nền tảng Google thì chắc mọi người đều đã hiểu:
- Có thể dẫn traffic về website ngay lập tức
- Tiếp cận tới đối tượng người dùng đang có nhu cầu thực sự
Tuy nhiên, nếu triển khai một thời gian bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình đang bị đối thủ chơi xấu.
Đó chính là vấn đề click ảo, một hành động click vào quảng cáo thủ công hoặc tự động nhằm tiêu tốn ngân sách của người chạy quảng cáo.
Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết liệu có đang bị “tấn công” không:
- Thấy xuất hiện invalid click thường xuyên trên báo cáo Google Ads
- Ngân sách hàng ngày bị hết sớm bất thường
- Tỷ lệ chuyển đổi từ nguồn Google Ads thấp một cách khác thường so với các nguồn traffic khác
- Hay đơn giản chỉ là bạn cảm thấy như vậy
Sau đó Bạn có thể thực hiện thêm các thao tác điều tra sâu hơn như theo dõi các truy cập nguồn Google Ads từ các địa chỉ IP nào, lọc theo IP xem dữ liệu có gì bất thường không, như bounce rate cao, thời gian tại web rất ngắn…
Nếu thấy các địa chỉ IP nghi ngờ, bạn cần đưa vào danh sách địa chỉ IP loại trừ trên Google Ads.
Là đơn vị quản lý các chiến dịch quảng cáo Google, chúng tôi tất nhiên luôn phải bảo vệ ngân sách quảng cáo của khách hàng.
Nếu xử lý thủ công như trên, chắc chắn chúng tôi sẽ không đủ nguồn lực.
Đó là lý do phải áp dụng công cụ chặn click ảo một cách hoàn toàn tự động.
Và chúng tôi đang sử dụng là Lunio cho các chiến dịch nội bộ và cho cả khách hàng.
Cách sử dụng rất đơn giản: Bạn chỉ cần thiết lập link tracking 1 lần theo hướng dẫn, còn lại công cụ tự động xử lý toàn bộ.
Bạn muốn dùng thử Lunio?
Click button dưới để liên hệ chúng tôi nhé. Next Smarter sẽ giúp bạn liên hệ với đối tác, tạo tài khoản và hỗ trợ trong quá trình sử dụng.
Sử dụng công cụ Heatmap

Thông qua công cụ heatmap, Bạn sẽ biết được người dùng hay click chuột vào khu vực nào trên trang web.
Ngoài ra còn biết được tỷ lệ scroll màn hình, đường di chuyển của chuột.
Đây là những thông tin rất hữu ích để có thể thực hiện các điều chỉnh như:
- Di chuyển các nội dung được người dùng quan tâm lên phía trên
- Nếu người dùng click nhiều vào menu, có nghĩa là họ cần thêm thông tin mà trang landing page hiện tại chưa có
- Nếu tỷ lệ scroll chuột thấp, có nghĩa là nội dung phần tiêu đề phía trên chưa đủ thu hút
Hiện tại có rất nhiều công cụ heatmap, nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là Hotjar.
Bạn có thể đăng ký gói miễn phí (tối đa 3 heatmap cho 3 trang) của công cụ này để thử nghiệm.
Click button dưới để đăng ký tài khoản Hotjar miễn phí.
Áp dụng mô hình hành vi FOGG

Mô hình hành vi FOGG được phát minh bởi B.J. Fogg, người sáng lập và điều hành Stanford Behavior Design Lab.
Để dễ hình dung, một người sẽ đưa ra hành động (B – Behavior) nếu cả 3 yếu tố sau đây được đáp ứng đồng thời:
- Motivation: Động lực
- Ability: Khả năng thực hiện
- Trigger: Kích hoạt
Hay chỉ cần nhớ các từ viết tắt sau đây:
B = MAT
Và khi lập biểu đồ giống hình trên, Bạn sẽ thấy có đường màu cam thể hiện ngưỡng kích hoạt.
- Nếu một việc mà dễ thực hiện, thì động lực không cần quá cao
- Ngược lại, một việc rất khó thực hiện (giảm cân, bán sản phẩm giá rất cao…) thì phải cần động lực rất lớn
Khi hiểu nguyên tắc này rồi, chúng ta sẽ áp dụng vào hầu hết các bài bán hàng, bài quảng cáo… Liên tục đặt ra các câu hỏi sau đây:
- Người dùng đã đủ động lực chưa? Hay cần phải bổ sung thêm?
- Việc đó có dễ hay khó thực hiện?
- Có yếu tố kích hoạt chưa? (Hay chính là lời kêu gọi hành động: CTA – Call To Action)

Bí quyết của marketing hiệu quả là truyền tải đúng thông điệp tới đúng đối tượng và đúng thời điểm.
Để làm được điều này, Bạn cần phải segment đối tượng thành các nhóm: có thể theo đặc điểm địa lý, theo dòng sản phẩm, theo độ tuổi, giới tính, độ quan tâm tới dịch vụ…
Sau đó là tuỳ chỉnh nội dung thông điệp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
Có một công cụ (Unless) vô cùng tuyệt vời giúp Bạn làm được điều này.
Để dễ hình dung, Bạn có thể xem ảnh gif động dưới đây.
Phần thao tác chọn đối tượng chỉ để cho dễ hình dung. Thực tế chúng ta có thể thực hiện tuỳ biến nội dung trang web theo từng nhóm đối tượng.

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.