Nếu muốn thành lập phòng marketing thay vì thuê ngoài, bạn sẽ quan tâm tới sơ đồ tổ chức phòng marketing.
Tuy nhiên, việc tổ chức đội nhóm không hề đơn giản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa có ai phụ trách mảng này.
Để giúp bạn dễ hình dung cũng như ra quyết định, Next Smarter đã tổng hợp các mô hình phổ biến nhất như dưới đây.
Các mô hình dưới được đề xuất theo quy mô doanh nghiệp và nhiều tiêu chí khác nữa.
Bạn hãy chọn loại nào phù hợp nhất nhé.
Sơ đồ tổ chức phòng marketing doanh nghiệp nhỏ
Với đặc trưng hạn chế về nguồn lực, nhân sự, các doanh nghiệp nhỏ thường bắt đầu với mô hình tối giản sau.

Theo đó, trưởng phòng marketing (marketing manager) là người phụ trách chung toàn bộ, và có trách nhiệm sau:
- Lập chiến lược marketing
- Thực hiện và giám sát các hoạt động marketing
- Đánh giá hiệu quả và đưa ra quyết định marketing
Tùy chiến lược và phạm vi, trưởng phòng có thể kiêm nhiệm cả một số việc cụ thể. Những việc còn lại, có thể tận dụng đội ngũ hỗ trợ khác bao gồm:
- Digital marketing agency
- Freelancers (cộng tác viên, ví dụ thuê từ nền tảng Fiverr chỉ từ 5$ cho một công việc cụ thể)
Phòng marketing doanh nghiệp nhỏ & vừa
Khái niệm doanh nghiệp vừa thực ra là tương đối.
Đây là trường hợp mà doanh nghiệp bắt đầu có ngân sách để lập phòng marketing với tối thiểu 3 – 7 nhân sự.
Phổ biến nhất bao gồm các vị trí công việc sau:
- SEO: tối ưu bộ máy tìm kiếm
- Content: phụ trách tạo nội dung
- Social Media: phụ trách mạng xã hội
- Paid media: phụ trách các loại quảng cáo trả phí (như Google Ads, Facebook Ads…)
- Analyst: phụ trách việc phân tích dữ liệu, ví dụ như dữ liệu chuyển đổi
Tất nhiên, hoàn toàn có thể bố trí kiêm nhiệm nếu năng lực nhân sự có thể đáp ứng.
Ngoài ra, số lượng người cho từng mảng cũng phụ thuộc nhu cầu doanh nghiệp.
Ví dụ mảng content có thể có bạn viết bài, có bạn thiết kế đồ họa, có bạn dựng video.

Ngoài ra, vẫn có thể tận dụng các nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài như agency hay freelancer.
Sơ đồ cho doanh nghiệp vừa & lớn
Đây là các doanh nghiệp có quy mô tương đối về doanh thu. Phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc xuyên quốc gia.
Tổ chức phòng marketing dựa theo quy trình
Quy trình gồm 3 giai đoạn:
- Content development: Phát triển nội dung
- Lead generation: Thu thập khách hàng tiềm năng
- Lead nurturing: Chuyển đổi thành khách hàng
Trong cấu trúc này, các nhóm marketer được tổ chức dọc theo quy trình tiếp thị. Các quy trình khác nhau giữa các ngành nghề, lĩnh vực hay mô hình kinh doanh.
Ví dụ với 2 trường hợp phổ biến:
- Quy trình tiếp thị B2B có thể bắt đầu từ giai đoạn phát triển nội dung, sau đó là tạo khách hàng tiềm năng (điền form) và kết thúc bằng việc chăm sóc khách hàng tiềm năng thông qua CRM hoặc nền tảng tự động hóa
- Quá trình tiếp thị thương mại điện tử có thể bắt đầu với việc tạo ra nhu cầu (thông qua mạng xã hội, PR, SEO, sàn TMĐT, quảng cáo), đến tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi rồi tương tác với khách hàng

Cụ thể hơn nữa, có thể triển khai với các vị trí công việc như sau.

Từng role đảm nhận các công việc cụ thể:
- Blog editor: Phụ trách viết bài
- Video editor: Phụ trách nội dung video
- Social manager: Phụ trách mạng xã hội
- Community manager: Phụ trách hội nhóm, diễn đàn
- Traffic manager: Phụ trách việc đẩy traffic về website
- Analytics manager: Phụ trách phân tích dữ liệu
- Designer: Phụ trách thiết kế
- Email marketing manager: Phụ trách tạo chuỗi email và thực hiện tự động hóa
- Optimization manager: Phụ trách tối ưu toàn bộ quá trình chuyển đổi khách hàng
Tổ chức phòng marketing theo thị trường

Với cấu trúc này, các nhóm tiếp thị được tổ chức xung quanh các phân khúc thị trường, danh mục ngành và loại khách hàng. Ví dụ như B2B, hay B2C.
Tổ chức phòng marketing theo địa lý

Với cấu trúc này, các nhóm tiếp thị được tổ chức theo vị trí địa lý của doanh nghiệp.
Tổ chức phòng marketing theo dòng sản phẩm

Với cấu trúc này, các nhóm tiếp thị được tổ chức theo dòng sản phẩm doanh nghiệp.
Tổ chức phòng marketing theo phễu

Cấu trúc phòng được lập dựa trên hành trình khách hàng:
- Awareness: Nhận thức về vấn đề, sản phẩm hay doanh nghiệp
- Evaluation: Đánh giá các phương án
- Purchase: Mua hàng
Ví dụ về phân công công việc.
- Nhóm Nhận thức sẽ chạy quảng cáo và chiến dịch PR để nâng cao nhận thức về thương hiệu
- Nhóm Đánh giá phát triển nội dung để thu hút và chuyển đổi khách hàng
- Nhóm Mua hàng tập trung vào tiếp thị sản phẩm và tối ưu hóa các trang đích của trang web để tạo khách hàng tiềm năng và bán hàng
Tổ chức phòng marketing linh hoạt

Cấu trúc linh hoạt có mô hình tổ chức phẳng, trong đó có thể có ít hoặc không có hệ thống phân cấp do các marketer đảm nhận các vai trò khác nhau khi cần thiết.
Các công việc phổ biến bao gồm:
- Digital marketing strategy: làm về chiến lược marketing
- Content marketing: làm về nội dung
- SEO / SEM: tối ưu bộ máy tìm kiếm
- Digital advertising: chạy quảng cáo
- Social media marketing: phụ trách tiếp thị qua mạng xã hội
- Email marketing automation: tự động hóa chuỗi email
- Digital marketing analytics: phân tích dữ liệu & đề xuất phương án tối ưu
Chi phí lương cho phòng marketing
Đây có lẽ là thông tin chủ doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, trước khi quyết định thành lập phòng marketing.
Trưởng phòng marketing
Đây là người đầu tiên và quan trọng nhất doanh nghiệp cần tuyển. Bởi sau đó, họ sẽ giúp bạn đưa ra đề xuất các bước tiếp theo như:
- Chiến lược marketing
- Chọn mô hình tổ chức (như đã chia sẻ ở phần trên)
- Công việc nào làm in-house, việc nào nên thuê ngoài
Theo thông tin từ Jobsgo, mức lương trung bình cho vị trí này là 22 triệu đồng cho từ 2 đến 5 năm kinh nghiệm.

Nhân viên marketing
Phổ biến nhất là các vị trí công việc:
- SEO
- Viết bài
- Thiết kế
- Chạy quảng cáo (Google, Facebook, Zalo, TikTok)
Trên thế giới thì còn các vị trí đảm nhận CRO (conversion rate optimization, tối ưu tỷ lệ chuyển đổi), Email marketing automation đặc biệt quan trọng. Nhưng theo mình quan sát thì tại Việt Nam vẫn chưa phổ biến.
Mức lương cho các vị trí thì cũng khá khác nhau nhưng trung bình khoảng 12 triệu / vị trí công việc.
Tổng chi phí phòng marketing
Tùy số lượng nhân sự bạn có thể tự nhân lên.
Với một team tối thiểu 3 người thì cần chi 45 – 50 triệu / tháng, bao gồm 1 trưởng phòng và 2 chuyên viên marketing.
Lưu ý:
Chưa bao gồm chi phí chạy quảng cáo, thường phải trả trực tiếp cho các nền tảng như Google, Facebook.
Lời kết
Trên đây là các mô hình phổ biến nhất khi doanh nghiệp muốn thành lập phòng marketing.
Bạn dự kiến sẽ chọn mô hình nào, hãy cho Next Smarter biết với nhé.
Chúc bạn thành công!

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.