Next Smarter
  • Trang Chủ
  • Dịch Vụ
    • Dịch Vụ Google Ads (Adwords)
    • Giải Pháp Tiếp Thị Liên Kết
    • Dịch Vụ Phát Triển Website
    • Khóa Học Tag Manager Mastery
    • Phần Mềm Chống Click Ảo
  • Blog
  • Liên Hệ
  • MarTech Stack

[Case Study] Quản lý Google product feed thật dễ với MAKE

Quản lý Google product feed thật dễ với MAKE

Quản lý Google product feed linh hoạt với MAKE scenario. Dễ dàng cập nhật dữ liệu tại Google Sheet rồi đồng bộ Merchant và website.

Share
Tweet
Share
122 Shares

Trái tim của quảng cáo Google Shopping là product feed. Việc tối ưu dữ liệu này đặc biệt quan trọng bởi Google sẽ hiển thị quảng cáo dựa trên thông tin mô tả sản phẩm. Nó khác với quảng cáo tìm kiếm hiển thị dựa theo từ khóa.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nhiều nền tảng hỗ trợ quản lý product feed, nhưng đặc điểm chung là chúng rất đắt đỏ.

Bài viết này gợi ý cho bạn một phương án khác vừa tiện lợi vừa tiết kiệm, dựa trên nền tảng MAKE (tiền thân là Integromat).

Nhưng trước hết, chúng ta cần nắm các cách đăng dữ liệu.

Mục Lục

  1. Các cách đăng sản phẩm lên Google Merchant
    1. Đăng ký trực tiếp
    2. Upload file dữ liệu
    3. Sử dụng API
  2. Lý do quản lý product feed với MAKE
    1. Điều kiện tiền đề
    2. Mục tiêu của scenario
  3. Các bước triển khai
    1. Thiết lập cấu hình
    2. Đọc dữ liệu từ Google Sheet
    3. Cập nhật website WordPress
    4. Cập nhật Merchant
    5. Đặt lịch chạy scenario định kỳ
  4. Lời kết

Các cách đăng sản phẩm lên Google Merchant

Để có thể chạy quảng cáo Google Shopping, bạn phải có tài khoản Google Merchant kết nối với Google Ads.

Thông tin sản phẩm phải được đưa lên Merchant trước, sau đó sẽ tự động được đồng bộ sang Google Ads.

Có 3 cách phổ biến đăng sản phẩm lên Merchant:

  • Đăng ký trực tiếp
  • Upload file dữ liệu (hỗ trợ các định dạng TSV, TXT, XML)
  • Thông qua API

Đăng ký trực tiếp

Cách này chỉ phù hợp khi số lượng sản phẩm ít. Toàn bộ thông tin sản phẩm phải thực hiện đăng thủ công tại Merchant.

Upload file dữ liệu

Thông tin sản phẩm, hình ảnh, giá bán… được tổng hợp vào 1 tệp. Sau đó tải lên Merchant.

Bạn có thể tải file mẫu, sau đó định dạng dữ liệu phù hợp.

Nếu là trang web WordPress, có thể dùng plugin Product Feed Manager để xuất dữ liệu ra file khá tiện lợi.

Sử dụng API

Việc đăng sản phẩm thông qua các hàm API trực tiếp kết nối đến Google Merchant.

Các dịch vụ SaaS quản lý product feed đều sử dụng phương thức này.

Và phương án sử dụng MAKE cũng tương tự, dựa trên API mà MAKE đã hỗ trợ sẵn.

Lý do quản lý product feed với MAKE

Trong quá trình chạy các chiến dịch, sẽ có nhiều lúc bạn cần cập nhật tiêu đề, mô tả sản phẩm. Lý do vì Google Shopping chỉ dựa theo các thông tin đó để hiển thị quảng cáo.

Trong trường hợp đó, việc cập nhật từng sản phẩm trên web, rồi xuất lại dữ liệu, tải lại lên Merchant khá mất thời gian.

Nếu có thể quản lý thông tin tập trung tại Google Sheet, việc chỉnh sửa nội dung dễ dàng hơn nhiều.

Sau đó, nếu có thể đồng bộ thông tin đã chỉnh sửa sang website hay Merchant thì sẽ rất tiện lợi.

Đó chính là mục tiêu của MAKE scenario trong bài viết này.

Điều kiện tiền đề

  • Trang web sử dụng nền tảng WordPress và đã cài đặt WooCommerce plugin
  • Tài khoản MAKE
  • Tài khoản Google Merchant

Mục tiêu của scenario

  • Tự động cập nhật product feed định kỳ, để tránh sản phẩm bị hết hạn. Mặc định Merchant thiết lập hạn mức 30 ngày cho sản phẩm
  • Thông tin sản phẩm được quản lý bởi Google Sheet, dễ dàng cập nhật thông tin
  • Có thể đồng bộ dữ liệu 2 chiều: từ file Google Sheet sang Merchant và từ Google Sheet sang website

Các bước triển khai

Scenario sẽ được tạo với 4 module chính như hình sau.

Cấu trúc các module của scenario
Cấu trúc các module của scenario

Theo đó, chức năng nhiệm vụ được phân công cho từng module:

Module 1: Thiết lập cấu hình

Module 2: Đọc dữ liệu từ Google Sheet

Modue 3: Cập nhật dữ liệu lên website nếu yêu cầu

Module 4: Cập nhật dữ liệu lên Merchant nếu yêu cầu

Thiết lập cấu hình

Các biến được sử dụng bao gồm:

  • UPDATE_MERCHANT: Giá trị 0 (không cập nhật Merchant) hoặc 1 (có cập nhật Merchant)
  • UPDATE_WOO: Giá trị 0 (không cập nhật web) hoặc 1 (có cập nhật web)
  • MERCHANT ID: Mã ID của tài khoản Merchant
  • SHEET ID: Mã ID của Google Sheet lưu dữ liệu sản phẩm
  • SHEET NAME: Tên sheet lưu dữ liệu sản phẩm
Thiết lập cấu hình chạy scenario
Thiết lập cấu hình chạy scenario

Đọc dữ liệu từ Google Sheet

Đây là một module Google Sheet trên MAKE.

Click vào module sau đó thiết lập các thông tin liên quan:

  • Chỉ định connection tới Google Sheet
  • Chỉ định Sheet ID từ module 1
  • Chỉ định Sheet Name từ module 1
Module xử lý đọc dữ liệu từ Google Sheet
Module xử lý đọc dữ liệu từ Google Sheet

Cập nhật website WordPress

Đây là một module Google Sheet trên MAKE.

Click vào module sau đó thiết lập các thông tin liên quan:

  • Kiểm tra cấu hình xem có chỉ định cập nhật web không (sử dụng bộ lọc)
  • Chỉ định connection tới Google Sheet
  • Chỉ định Sheet ID từ module 1
  • Chỉ định Sheet Name từ module 1
Module xử lý cập nhật web
Module xử lý cập nhật web

Cập nhật Merchant

Đây là module Google Shopping trên MAKE.

Click vào module sau đó thiết lập các thông tin liên quan:

  • Kiểm tra cấu hình xem có chỉ định cập nhật Merchant không (sử dụng bộ lọc)
  • Chỉ định connection tới Merchant
  • Chỉ định Merchant ID, lấy data từ module 1
  • Chỉ định các trường thông tin tương ứng lấy từ module 2
Module xử lý cập nhật Merchant
Module xử lý cập nhật Merchant

Đặt lịch chạy scenario định kỳ

Như chúng ta đã biết, sản phẩm đăng lên Merchant chỉ có hiệu lực trong vòng 30 ngày. Sau đó nếu không cập nhật lại sản phẩm, nó sẽ bị hết hạn.

Do vậy chúng ta cần thiết lập để chạy scenario định kỳ.

Với trường hợp này, hãy thiết lập mặc định như sau:

  • UPDATE_MERCHANT: Thiết lập giá trị 1
  • UPDATE_WOO: Thiết lập giá trị 0

Chỉ khi nào cần cập nhật dữ liệu sản phẩm trên web mới đặt UPDATE_WOO = 1 rồi chạy thủ công.

Ví dụ sau thiết lập chạy định kỳ cứ mỗi 25 ngày, tương đương 36,000 phút.

Đặt lịch chạy MAKE scenario định kỳ
Đặt lịch chạy MAKE scenario định kỳ

Lời kết

Trên đây là chia sẻ scenario mà Next Smarter sử dụng thực tế khi quản lý product feed cho khách hàng.

Nếu cần tư vấn chuyên sâu hoặc copy scenario, hãy liên hệ Next Smarter nhé.

Chúc bạn thành công!

Phạm Hải Nam Founder Next Smarter
Phạm Hải Nam

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.

Share
Share
Tweet
Tags | google merchant, integromat, make, product feed, woocommerce
 2

Có Thể Bạn Quan Tâm

Google Ads Lead Form

[MAKE – Case Study] Tự Động Gửi Lead Từ Google Ads Lead Form Về Google Sheet & Email

10/05/2022
Make là gì

MAKE (Integromat) Là Gì? So Sánh Với IFTTT & Zapier

15/05/2022
Quảng cáo Google Shopping

Quảng cáo Google Shopping là gì, khi nào nên triển khai?

28/08/2022
Bài Trước Thiết kế web code tay hay dùng WordPress?
Bài Tiếp Hướng Dẫn Thiết Lập Google Analytics 4

Bạn là doanh nghiệp SMB muốn triển khai digital marketing bài bản để tăng trưởng doanh thu bền vững từ Internet?

Liên hệ ngay Next Smarter để cùng thảo luận & nhận tư vấn.

Yêu Cầu Tư Vấn

Khóa Học Nổi Bật

Xin chúc mừng! Học phí hiện giảm tới 56%, còn 349K. Thanh toán online giảm thêm 50K. Thời gian ưu đãi:

Danh Mục

  • Chia Sẻ (2)
  • Công Cụ & Quy Trình (7)
  • Khởi Nghiệp (3)
  • Kinh Doanh (7)
  • MarTech (11)
  • Online Marketing (15)
  • SEO (1)

Next Smarter giúp doanh nghiệp SMB xây dựng chiến lược digital marketing & hoàn thiện đội nhóm để tăng trưởng doanh thu từ Internet một cách bền vững.

Bạn đã sẵn sàng bùng nổ?

Hãy cho chúng tôi biết yêu cầu của Bạn!

Next Smarter - Digital Marketing Agency

HUD3 Tower, 4F, 123 Đ. Tô Hiệu, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

Office: 30F SP Tower, SKY OASIS Ecopark, Hung Yen

0399 118 891

contact@nextsmarter.com

Bài Viết Mới

  • Hướng dẫn thiết lập Google Analytics 4

    Hướng Dẫn Thiết Lập Google Analytics 4

  • Quản lý Google product feed thật dễ với MAKE

    [Case Study] Quản lý Google product feed thật dễ với MAKE

  • Thiết kế web code tay hay dùng WordPress

    Thiết kế web code tay hay dùng WordPress?

  • sơ đồ tổ chức phòng marketing

    Sơ đồ tổ chức phòng marketing như thế nào, quỹ lương bao nhiêu?

Từ Khoá

aliexpress amazon backup brand identity chatbot chatbox chuyển đổi click ảo conversion rate cr cro cốc cốc facebook ads ga4 google ads google alerts google analytics google index google merchant hack hosting integromat khởi nghiệp khủng hoảng truyền thông kinh doanh landing page links explorer make mention moz nhận diện thương hiệu ppc protect product feed search console shopping ads tiktok tiếp thị liên kết tên miền tỷ lệ chuyển đổi Udemy universal analytics video shopping woocommerce wordpress zalo
  • Privacy Policy
  • Terms & Conditions

©Copyright 2023 Next Smarter - All rights reserved
Content Protection by DMCA.com