Chiến lược SEO của bạn có đủ hiệu quả? Làm thế nào bạn có thể đảm bảo những nỗ lực của bạn mang lại kết quả rõ ràng? Bạn có thể làm gì để tăng hiệu suất trang web?
Nếu biết cách đo lường hiệu quả SEO với 10 KPI dưới, bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi trên.
KPI hoạt động như một hệ thống kiểm soát cho phép bạn xác định chiến thuật nào hiệu quả và chiến thuật nào không.
Điều quan trọng nhất, theo dõi KPI phù hợp là cách tốt nhất để tránh tiêu tốn thời gian và tiền bạc cho những thứ không mang lại lợi nhuận như mong đợi.
Dưới đây là 10 chỉ số quan trọng (KPI) mà các marketer hay chủ doanh nghiệp nên chú ý.
1. Organic traffic (lưu lượng không phải trả tiền)
KPI này đo số lượng khách truy cập vào trang web của bạn từ các kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
Đây là một trong những số liệu quan trọng nhất cần xem xét, vì sự tăng trưởng của nó cho thấy bạn đã đạt được mục tiêu SEO chính: tăng số lượng người xem và truy cập trang web.
Bạn có thể dễ dàng theo dõi các tìm kiếm hàng ngày trong lưu lượng truy cập trang web của mình trên Google Analytics.
Lưu ý: Bạn cần cài đặt mã theo dõi cho website để có dữ liệu. Nếu chưa thực hiện, bạn hãy làm theo hướng dẫn thiết lập theo dõi chuyển đổi này nhé.

Trong báo cáo kết quả như trên, bạn có thể xem số lượng phiên organic thay đổi như thế nào theo thời gian. Cũng như khám phá tương quan như thế nào với tổng số phiên.
2. Search ranking (thứ hạng tìm kiếm)
Không có gì bí mật, khi trang web của bạn xếp hạng càng cao cho các từ khóa có liên quan thì càng tốt.
Thứ hạng tìm kiếm là một KPI quan trọng vì nó liên hệ trực tiếp với thành công SEO.
Khi có được các vị trí tìm kiếm cao, bạn có thể đạt được các mục tiêu khác như lượng truy cập, khách hàng tiềm năng và chuyển đổi.
Bạn có thể theo dõi thứ hạng cho từng từ khóa thay đổi như thế nào bằng các công cụ như Ranktracker hoặc Ahrefs.

Báo cáo sẽ cung cấp dữ liệu về thứ hạng hiện tại, sự thay đổi chi tiết theo ngày. Hơn nữa, bạn cũng có thể chọn tên miền của đối thủ để so sánh.
3. Số lượt hiển thị khi tìm kiếm
Đây là chỉ số tần suất trang web được hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm.
Điều này không có nghĩa là trang đó hay từ khóa nào đó đã ở top hoặc trang 1.
Mỗi khi trang web bất kỳ của bạn được hiển thị, kể cả khi người dùng kéo đến trang 10, thì nó sẽ được coi là 1 impression và được cộng thêm vào chỉ số này.
Bạn có thể sử dụng Google Search Console để theo dõi.

4. Backlinks – Liên kết
Backlink luôn phải được coi là chỉ số theo dõi chính. Nó cũng là một trong các yếu tố quan trọng nhất giúp SEO hiệu quả.
Nhiều người cho rằng, càng kiếm được nhiều liên kết thì càng tốt.
Không chính xác.
Các liên kết chất lượng thấp, không những không cải thiện mà còn làm giảm thứ hạng trang web.
Do vậy, nên ưu tiên kiếm backlink chất lượng, dựa theo các tiêu chí sau:
- Độ uy tín của website
- Sự phù hợp, liên quan về nội dung hay lĩnh vực
Các tool nổi bật sau sẽ giúp bạn theo dõi backlink:
- Semrush
- Majestic
- Ahrefs
- Moz’s Links Explorer
- SEO SpyGlass
Đặc biệt, bạn có thể sử dụng các tool trên để phân tích một trang web bất kỳ, nhất là từ đối thủ. Từ đó biết được họ có backlink từ đâu, chất lượng ra sao, có thể kiếm được tương tự không.

Đặc biệt, bạn có thể sử dụng các tool trên để phân tích một trang web bất kỳ, nhất là từ đối thủ. Từ đó biết được họ có backlink từ đâu, chất lượng ra sao, có thể kiếm được tương tự không.
5. Organic CTR (Tỷ lệ nhấp tự nhiên)
Tỷ lệ nhấp (CTR) được tính bởi tỷ lệ nhấp chuột vào liên kết của bạn trên tổng số người dùng đã xem kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Nói cách khác, CTR cao = lưu lượng truy cập cao.
CTR cũng là một yếu tố quan trọng được sử dụng để xếp hạng.
Khi người dùng tìm kiếm, nếu nội dung mô tả không hấp dẫn, cho dù thứ hạng cao cũng không thu hút được người dùng truy cập.
Kết quả là khi CTR thấp, robot tìm kiếm biết trang web của bạn không đáp ứng được kỳ vọng. Từ đó đánh tụt xếp hạng.
Mọi người thường mắc sai lầm lớn khi bỏ qua KPI này. Theo dõi organic CTR, bạn có thể tìm hiểu lý do tại sao số lượt hiển thị cao không dẫn đến lưu lượng truy cập đáng kể để kịp thời khắc phục.
Để theo dõi CTR, hãy sử dụng Google Search Console.

Nếu kết nối Search Console với Google Analytics, bạn có thể xem organic CTR cho từng landing page cụ thể ngay tại Google Analytics.

6. Lưu lượng truy cập theo tên thương hiệu
Đây là những lượt truy cập đến từ những người dùng đã tìm kiếm các cụm từ có chứa tên công ty hay thương hiệu do bạn sở hữu.
Nếu nhận thức về thương hiệu là quan trọng, đây phải là KPI chính của bạn.
Bạn có thể theo dõi KPI này bằng Google Search Console, lọc theo toàn bộ từ khóa có chứa thương hiệu.
7. Bounce rate (tỷ lệ thoát)
Chỉ số này đo lường phần trăm khách truy cập trang web của bạn đã thoát khỏi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào.
Đây là một tiêu chí quan trọng được công cụ tìm kiếm sử dụng.
Tùy thuộc vào ngành của bạn, tỷ lệ thoát điển hình thường nằm trong khoảng 40-60%. Nếu quá cao, điều đó cho thấy trang không liên quan đến cụm từ tìm kiếm.
Bạn có thể theo dõi tỷ lệ thoát của các trang trong báo cáo tổng quan trên Google Analytics.
8. Average session duration (thời lượng phiên trung bình)
Khách truy cập thường dành bao nhiêu thời gian trên trang web của bạn? Bạn có thu hút họ ở lại lâu hơn không?
Thời lượng phiên trung bình là một số liệu nổi bật mà bạn nên xem xét để đo lường mức độ tương tác của người dùng trên trang web của bạn.
Theo dõi thời lượng phiên, bạn sẽ có thể đánh giá chất lượng trang web của mình và hiểu liệu bạn có cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với cấu trúc trang hay nội dung không.
Để có thời lượng phiên dài hơn, bạn nên xây dựng cấu trúc nội dung chuyên sâu: liên kết nội bộ, đường dẫn, menu giúp người dùng dễ dàng di chuyển tới các phần liên quan. Từ đó giúp tăng thời gian ở lại web.
9. Organic Cost-per-click (chi phí mỗi lần nhấp chuột tự nhiên)
Trái ngược với các chiến dịch quảng cáo Google, bạn sẽ không phải trả cho Google mỗi lần nhấp chuột từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Tuy nhiên, lưu lượng truy cập này cũng có giá của nó.
Bạn có thể tính toán chi phí này theo công thức sau:
Ngân sách / Lưu lượng truy cập
Ngân sách là tất cả số tiền bạn chi cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, bao gồm chi phí thuê ngoài SEO nếu có, công cụ SEO, nhân sự viết bài, thiết kế…
Nếu chiến lược SEO của bạn hiệu quả, CPC tự nhiên sẽ giảm hàng tháng.
10. ROI (lợi tức đầu tư)
ROI (Lợi tức đầu tư) là một chỉ số bạn có thể đo lường cho tất cả các chiến dịch marketing.
Khi tính toán ROI cho SEO, bạn sẽ xác định liệu thu nhập ròng có xứng đáng với số tiền bạn bỏ ra để tối ưu hóa trang web của mình hay không.
Dưới đây là công thức để tính ROI:
(Thu nhập từ đầu tư – Chi phí đầu tư) / Chi phí đầu tư
Lưu ý rằng thông số này thường là âm ngay từ đầu. Tuy nhiên, với một chiến lược thành công, bạn sẽ thấy những động lực tích cực trong vòng vài tháng.
Lời kết
Vậy làm thế nào để bạn xác định đúng KPI?
Theo dõi tất cả các chỉ số cùng một lúc có thể sẽ lãng phí thời gian.
Bạn nên chọn bộ KPI riêng lẻ dựa trên mục tiêu dự án của mình.
Dưới đây là các tiêu chí chính để bạn cân nhắc:
- Xác định mục tiêu. Bạn muốn đạt được điều gì? Nếu bạn muốn thu hút nhiều khách truy cập hơn, hãy chỉ định mục tiêu như “tăng số lượng khách truy cập lên 30% vào cuối năm”
- Phê duyệt ngân sách. Xác định số tiền bạn có thể chi cho SEO trước khi bắt đầu
- Chọn các công cụ theo dõi phù hợp. Bạn đã sẵn sàng mua các công cụ giám sát nổi tiếng chưa? Bạn có sử dụng hệ thống Google Analytics hay CRM không? Tự động hóa quy trình theo dõi để tiết kiệm thời gian của bạn và nhận các báo cáo chuyên sâu.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Next Smarter, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!
Đánh giá bài viết
Your page rank:

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.