Bạn muốn kinh doanh online nhưng đang phân vân nên chọn quảng cáo Google hay Facebook? Hay thậm chí là cả TikTok, Zalo, Cốc Cốc?
Cái gì cũng hay, cũng đều nổi tiếng cả. Vậy dựa vào tiêu chí gì để cân nhắc phán đoán, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Nguyên lý chung

Trong marketing, nếu bạn làm theo đúng nguyên tắc này sẽ đạt tỷ lệ thành công rất cao.
Truyền tải đúng thông điệp vào đúng thời điểm tới đúng đối tượng trên kênh đúng.
Vậy, để đánh giá một kênh cần kiểm tra lại:
- Đối tượng khách hàng tiềm năng có ở trên nền tảng đó không?
- Có thể truyền tải được thông điệp không?
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, Google và Facebook đều vô cùng nổi tiếng. Vì hầu như ai cũng sử dụng nên sẽ bao gồm cả khách hàng tiềm năng của bạn.
Do vậy xác suất thành công trên cả hai nền tảng này đều rất cao.
Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, bạn cần nắm được sự khác biệt của chúng.
Khác biệt quảng cáo Google & Facebook
Inbound vs Outbound (interruptive)

Khi nói đến quảng cáo Google, mọi người đều ngầm hiểu là quảng cáo tìm kiếm, cho dù Google cũng hỗ trợ các dạng quảng cáo khác như hiển thị, video.
Đây là một dạng inbound marketing, nói dễ hiểu là khách hàng tìm đến khi họ có một nhu cầu hay mong muốn cần giải quyết.
Trong khi đó, mọi người lướt Facebook với mục đích chính là để cập nhật tình hình cá nhân, bạn bè. Và quảng cáo Facebook là dạng interruptive marketing, tức là “cưỡng chế” hiển thị thông điệp tới người dùng.
Lưu ý:
- Cốc Cốc cũng giống Google nhưng thị phần nhỏ hơn rất nhiều
- TikTok hay Zalo tương tự Facebook. Riêng TikTok thì đối tượng sử dụng phần đông là thanh thiếu niên. Cần chú ý xem có phù hợp với avatar khách hàng không
Cách nhắm đối tượng

Với Google, để tiếp cận khách hàng tiềm năng, bạn phải chọn bộ từ khóa mục tiêu. Với từng kiểu từ khóa thì insight của người dùng là khác nhau nên bạn cần phân tích kỹ lưỡng.
Trong khi với Facebook, bạn cần có avatar khách hàng khá hoàn chỉnh để có thể thiết lập mục tiêu tiếp cận. Gồm các tiêu chí như:
- Độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý
- Sở thích
- Vị trí công việc
- Các hành vi
Quy mô tệp khách hàng tiềm năng

Với Google, quy mô được xác định thông qua số lượng tìm kiếm cho từ khóa chỉ định.
Bạn có thể lấy được thông tin này qua các công cụ phân tích từ khóa như Google Keywords Planner, Ranktracker.
Với Facebook, quy mô được xác định là số người có thể tiếp cận theo các tiêu chí đã chọn.
Trong hầu hết các trường hợp thì quy mô tệp Google nhỏ hơn nhiều so với Facebook.
Tỷ lệ chuyển đổi

Với Google, người dùng thường có sẵn nhu cầu khi tìm kiếm, nên khả năng họ mua hàng sẽ cao hơn.
Ngược lại với Facebook. Như đã đề cập, họ lướt để vui vẻ, giải trí chứ không phải mua hàng nên độ sẵn sàng sẽ thấp hơn. Chưa kể tệp tiếp cận lại khá lớn.
Do vậy tỷ lệ chuyển đổi trên Facebook nếu so với Google thường sẽ thấp hơn.
Hình thức quảng cáo

Với quảng cáo tìm kiếm Google, nội dung quảng cáo là văn bản.
Trong khi quảng cáo Facebook ngoài văn bản thì cần banner hoặc video. Do vậy bạn sẽ cần phải cân nhắc thêm về nguồn lực, nhân sự triển khai.
Tiêu chí chọn nền tảng
Khi nào chọn Google Ads?
Chưa bàn đến cách thức triển khai, vì nếu không tự chạy, bạn có thể thuê một đơn vị chạy dịch vụ Google Ads.
Trong hầu hết các trường hợp, các doanh nghiệp hay cá nhân có thể bắt đầu với quảng cáo Google.
Tuy nhiên, các trường hợp sau đây cần cân nhắc kỹ lưỡng vì chưa chắc đã hiệu quả với quảng cáo tìm kiếm Google:
- Sản phẩm, dịch vụ quá mới nên chưa có lượt tìm kiếm trên Google
- Độ cạnh tranh quá cao, trong khi lại có ít lợi thế
- Margin quá thấp
Khi nào chọn Facebook Ads?
Khi bạn có chân dung khách hàng cụ thể, là các tiêu chí để nhắm mục tiêu, Facebook Ads có thể là lựa chọn tốt.
Tất nhiên trong quá trình triển khai vẫn có thể liên tục điều chỉnh và tối ưu.
Như đã đề cập, vì là dạng bắt buộc người dùng xem, nội dung quảng cáo của bạn nên:
- Thu hút
- Chạm được tới cảm xúc
- Có những ưu đãi không thể cưỡng lại
Nhưng cách này còn tốt hơn nữa
Thành thực mà nói, nếu có thể thì mình khuyên bạn cân nhắc sử dụng cả hai. Bởi mỗi cái đều có thế mạnh riêng. Giống như khi so sánh tay với chân, không thể nói cái nào quan trọng hơn.
Khi đó có thể dùng chiến thuật kéo – đẩy để bổ trợ nhau.
Dưới đây là chiến thuật kết hợp phổ biến và đã chứng minh rất hiệu quả, ai cũng có thể áp dụng:
- Dùng Google Ads để kiếm ngay khách hàng có sẵn nhu cầu
- Dùng Facebook tiếp cận lại người dùng truy cập web nhưng chưa mua hàng
- Tạo đối tượng Lookalike từ tệp khách hàng. Dùng Facebook để tiếp cận
Đây chính xác là cách thức mà Next Smarter đang triển khai cho các khách hàng của mình.
[BONUS] Các phương án không chạy quảng cáo
Thực ra còn nhiều cách tiếp cận khác nữa ngoài quảng cáo Google hay Facebook.
Cùng điểm danh một số phương án phổ biến. Có thể bạn sẽ muốn triển khai tại một thời điểm nào đó.
SEO

Là cách thức cung cấp nội dung hữu ích cho người dùng đồng thời tối ưu bộ máy tìm kiếm Google. Mục tiêu để có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, từ đó tăng cơ hội người dùng truy cập website.
Đây sẽ là một chiến lược dài hơi bởi để thấy hiệu quả, có thể mất từ 6 đến 9 tháng, thậm chí cả năm.
Nếu mảng kinh doanh của bạn xác định lâu dài, đầu tư cho SEO rất đáng để cân nhắc.
Cộng tác viên affiliate

Tiếp thị liên kết là hình thức đang phát triển như vũ bão trong những năm gần đây.
Thay vì trực tiếp quảng cáo bán hàng, bạn có thể tích hợp chức năng tiếp thị liên kết cho web để tuyển cộng tác viên.
Còn gì tốt hơn khi có hệ thống với hàng trăm người ngày đêm bán hàng cho mình?
Nếu phần chi hoa hồng cho mỗi đơn hàng thành công ít hơn chi phí quảng cáo để có một khách hàng, thì phương án này thậm chí còn hiệu quả hơn.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể tự ra quyết định nên chạy quảng cáo Google hay Facebook.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ Next Smarter, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!

Bố của 3 nhóc, đam mê digital marketing. Cùng Next Smarter có sứ mệnh giúp khách hàng SMB tăng doanh thu bền vững từ internet.